Tổng hợp các thuật ngữ tiếng anh du lịch khi ở sân bay
Trong công việc kinh doanh lữ hành, bạn sẽ gặp một số các từ viết tắt và các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành du lịch chuyên môn mà không được giảng tại nhà trường.
PHÂN LOẠI CÁC KHÁI NIỆM
- Inbound: Khách du lịch quốc tế, người Việt tại Hải ngoại đến thăm quan du lịch Việt Nam.
- Outbound: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan đi thăm quan các nước khác
- Nội địa: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan đi thăm quan du lịch Việt Nam
- Leisure Travel: Chỉ loại hình du lịch phổ thông cho khách thăm quan , nghỉ dưỡng theo các hành trình thăm quan thông thường. Loại hình này phù hợp với hầu hết các đối tượng khách.
- Adventure travel: Chỉ loại hình khám phá và hơi có chút mạo hiểm. Loại hình này thường phù hợp với khách trẻ và thích tự do khám phá. Trong loại hình này các công ty lữ hành còn đặt cho các cái tên cụ thể hóa hình thức tour như Biking, Bird watching tour…
- Trekking: Đây thực sự là tour khám phá, mạo hiểm bởi khách tham gia các hành trình này sẽ tới những nơi ít người qua hoặc những vùng thường chỉ dành cho người bản xứ. Tour này đòi hỏi sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng và thích nghi cao cùng với các điều kiện dịch vụ ở mức tối thiều
- Kayaking: Là tour khám phá mà khách du lịch tham gia trực tiếp chèo 1 loại thuyền được thiết kế đặc biệt có khả nảng vượt các ghềnh thác hoặc vũng biển. Tham gia loại hình này thường yêu cầu sức khỏe rất tốt và sự can đảm trước mọi thử thách của thiên nhiên.
- Homestay: Tham gia loại hình này du khách sẽ không ở khách sạn mà ở tại nhà người dân, sinh hoạt cùng người dân bản xứ.
- Diving tour: Là loại hình tour tham gia lặn biển khám phá các rặng san hô, ngắm cá và cả thử thách sức chịu đựng của bản thân. Tham gia tour này bạn được cung cấp bình dưỡng khí, bộ đồ lặn và cả huấn luyện viên đi kèm nếu bạn lặn lần đầu. Thông thường bạn có thể lặn được xuống tới độ sâu 7-10m mà không vấn đề gì cho lần thử đầu tiên. Nếu không can đảm lặn sâu (diving) bạn có thể thử bơi (snokling) với ống thở và kính bơi. Với hình thức này, bạn bơi trên mặt nước và úp mặt xuống nước để ngắm đại dương qua kính. Nếu bạn không biết bơi thì đây cũng không hẳn đã đơn giản.
- Incentive: Là loại tour khen thưởng. Thông thường chỉ các đoàn khách là các đại lý hoặc nhân viên một công ty nào đó được thưởng cho đi du lịch. Đây thường là tour cao cấp với các dịch vụ đặc biệt.
- MICE tour: Là khái niệm chung chỉ loại hình tour Hội thảo (Meeting), Khen thưởng (Incentive), Hội nghị (Conference) và hội chợ (Exhibition). Khách hàng tham gia các tour này với mục đích hội họp, triển lãm là chính và tham quan chỉ là kết hợp trong thời gian rỗi.
Thông thường bạn sẽ thấy một số từ viết tắt trên hành trình tour:
- ABF: American breakfast: Bữa ăn sáng kiểu Mỹ, gồm: 2 trứng, 1 lát thịt hun khói hoặc xúc xích, vài lát bánh mỳ nướng với mứt, bơ, bánh pancake (một loại bánh bột mỳ mỏng)…nước hoa quả, trà, cà phê.
- Continental breakfast: Bữa ăn sáng kiểu lục địa, thường có vài lát bánh mì bơ, pho mát, mứt, bánh sừng bò, bánh ngọt kiểu Đan Mạch, nước quả, trà, cà phê. Kiểu ăn sáng này phổ biến tại các khách sạn tại Châu Âu.
- Buffet breakfast: Ăn sáng tự chọn: thông thường có từ 20-40 món cho khách tự chọn món ăn theo sở thích. Hầu hết các khách sạn tầm trung tới cao cấp đều phục vụ kiểu ăn sáng này
- Set breakfast: Ăn sáng đơn giản phổ biến tại các khách sạn mini chỉ với 1 món hoặc bánh mỳ ốp la hoặc phở, mỳ với hoa quả, trà hoặc cà phê.
- L = Lunch: Bữa ăn trưa
- D = Dinner: Bữa ăn tối
- S = Supper: bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Trên một hành trình tour, nếu bạn nhìn thấy ký hiệu (B/L/D) phía sau thông tin ngày tour nghĩa là ngày đó bạn được phục vụ cả 3 bữa ăn trong chương trình.
- Soft drinks: Các loại đồ uống không cồn
- Free flow soft drink: Thường tại các bữa tiệc;đồ uống nhẹ không cồn được phục vụ liên tục dang bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc.
Thuật ngữ những biển báo tiếng anh thường gặp ở sân bay
- Arrivals: Khu đến (khu vực mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra)
- Departures: Khu đi (khu vực mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác)
- Domestic departures: Các chuyến bay trong nước
- Domestic terminal: Ga/bến trong nước
- International terminal: Ga/bến quốc tế
- International departures: Các chuyến bay đi quốc tế
- Luggage storage: giữ hộ hành lý (trong trường hợp bạn ra sân bay sớm, chưa đến giờ check-in và muốn rảnh tay để đi ăn uống mua sắm thì có thể gửi hành lý tại đây, thông thường sẽ tính phí)
- Passenger services counter: Dịch vụ trợ giúp hành khách
- Baggage Claim: Băng chuyền nơi nhận hành lý ký gửi
- Lost and Found: Quầy tìm/trả hành lý thất lạc
- Information: Quầy thông tin
- Currency exchange counter: Quầy thu đổi ngoại tệ
- Check-in counter: quầy làm thủ tục lên máy bay
- Restroom/ Toilet: Nhà vệ sinh
- Departure lounge: Phòng chờ lên máy bay
- Duty-free shop: Gian hàng miễn thuế
- Food court: Khu ăn uống
- Arrivals board: Bảng giờ đến
- Departures board: Bảng giờ đi
- Gate: Cổng
- Security: An ninh
- Security check/control: Kiểm tra an ninh
- Passport control: Kiểm tra hộ chiếu
- Customs control: Kiểm tra hải quan
- Transfers: Quá cảnh
- Connectiing Flights: Các chuyến bay chuyển tiếp
Trên bảng thông tin chuyến bay (Arrivals board/ Departures board) xuất hiện ở sân bay sẽ có các từ sau:
- Destination: Nơi đến
- Flight No: số hiệu chuyến bay
- Time: Thời gian
- Remark: ghi chú
- Check-in open: Bắt đầu làm thủ tục
- Boarding: Đang cho hành khách lên máy bay
- Delayed: Bị hoãn
- Cancelled: Bị hủy
- Gate closing: Đang đóng cổng
- Departed: Đã xuất phát
- Gate closed: Đã đóng cổng
- Passport: hộ chiếu
- Visa: thị thực
- Air ticket: Vé máy bay
- Boarding pass: Thẻ lên máy bay
- Baggage: hành lý ký gửi nói chung (gồm một hay nhiều suitcases)
- Suitcase: va li hành lý
- Carry-on bag: hành lý xách tay
- Gate: cổng ra máy bay
- Seat: ghế ngồi trên máy bay
- Lounge: phòng chờ
- Customs: Hải quan
- Security check: Kiểm tra an ninh
- Immigration: Thủ tục nhập cảnh
- Customs officer: Cán bộ Hải Quan.
- Customs declaration form: tờ khai hải quan
- Metal detector: máy phát hiện kim loại
- X-ray machine/X-ray screener: máy tia X (nhìn bên trong hành lý)
Hi vọng những thông tin hữu ích về biển báo tiếng Anh thường gặp ở sân bay hôm nay sẽ phần nào giúp các bạn có một chuyến bay an toàn và thuận lợi!
Cách sử dụng động từ ở đầu câu
*chủ từ = chủ ngữ Trong tiếng Anh động từ chỉ chia thì khi nó có chủ từ, cho nên khi động từ đầu...
Từ vựng tiếng anh theo chủ đề thời tiết có phiên âm P2
Tổng hợp từ vựng tiếng anh theo chủ đề có phiên âm (P2) M Mist: /mɪst/ sương mù Moisture: /ˈmɔɪs.tʃər/ độ ẩm Monsoon: /mɒnˈsuːn/...
Từ vựng tiếng anh theo chủ đề thời tiết có phiên âm
Bộ từ vựng tiếng anh theo chủ đề thời tiết có phiên âm Thời tiết là một chủ đề thường được đề cập đến...
Hướng dẫn viết email bằng tiếng Anh hỏi giá cả khách sạn
Trước khi đặt phòng khách sạn cho chuyến đi của mình, giá cả và chất lượng phòng ở cùng dịch vụ đi kèm là...